Giải thích ý nghĩa một số ký tự trong tên của các CPU Intel

Chắc hẳn không có công ty nào làm bối rối người tiêu dùng khi lựa chọn CPU hơn Intel với hàng loạt con số, ký tự mà không phải ai cũng có thể hiểu hết được. Chúng thực sự có một số ý nghĩa nhất định giúp bạn có thêm thông tin về con CPU ấy đấy. Cùng tìm hiểu ý nghĩa của những ký tự đó ngay sau đây.

 

Chắc hẳn không có công ty nào làm bối rối người tiêu dùng khi lựa chọn CPU hơn Intel với hàng loạt con số, ký tự mà không phải ai cũng có thể hiểu hết được. Có thể sẽ không quá khó để phân biệt được giữa Core i5 và Core i7 sẽ khác biệt về hyper-threading/siêu phân luồng, hay số càng lớn thì càng tốt. Tuy nhiên đôi khi trên laptop hay cả desktop sẽ có những ký tự như K, M, U,...đi theo sau các con số và không phải ngẫu nhiên mà nó lại như vậy đâu nhé. Chúng thực sự có một số ý nghĩa nhất định giúp bạn có thêm thông tin về con CPU ấy đấy. Cùng tìm hiểu ý nghĩa của những ký tự đó ngay sau đây.

Đầu tiên là ký tự K mà các bạn hay bắt gặp nhất trên các CPU desktop. Nếu CPU có ký tự K sau những con số có nghĩa là CPU đó được mở khóa hệ số nhân, tức bạn có thể overclock thoải mái với một bo mạch chủ thích hợp. Những CPU không có ký tự K này sẽ bị khóa hệ số nhân nên bạn khó mà có thể ép xung chúng được nếu không mày mò tìm hiểu thật kỹ. Tương tự K trên desktop, HK trên các CPU laptop cao cấp cũng có ý nghĩa tương tự, một ví dụ là CPU 7700HK có thể ép xung.

Vẫn tiếp tục với các CPU desktop nhé! Thông thường bạn sẽ thấy những CPU có ký tự T đăng sau những con số. Chúng hoàn toàn có thể sử dụng được với những mainboard dùng cho CPU không T vì có chung socket. Tuy nhiên chúng lại tiêu tốn ít năng lượng hơn hẳn nên các bạn sẽ thường gặp chúng trong các máy tính All in One mà thôi.

Nếu gặp các CPU desktop có ký tự P sau các con số thì chắc chắn bạn sẽ phải sắm thêm card đồ họa nếu muốn lắp và sử dụng ngay vì chúng không hề được trang bị card đồ họa tích hợp của Intel. Điều này giúp giảm giá thành sản phẩm xuống một tẹo.

Cao cấp nhất là các CPU desktop có ký tự X. Bí ẩn chăng? Không phải đâu. X hay XE đây là Extreme/Extreme Edition, đại diện cho những CPU cao cấp, nhiều nhân dành cho người dùng phổ thông. Hiện giờ 7980 XE 18 nhân 36 luồng là CPU khủng nhất, mắc nhất mà người dùng phổ thông có thể mua được.

Tiếp theo là đến ký tự H, viết tắt của High Performance Graphics. Các CPU có ký tự H sau con số là những CPU mạnh mẽ, cao cấp và tiêu tốn nhiều năng lượng hơn trên các thiét bị di động như laptop. Q trong HQ thường gặp trong những laptop cao cấp, CPU 7700HQ chẳng hạn. CPU đó sẽ có 4 nhân 8 luồng đấy.

2 ký tự khác cũng thường thấy trên các thiết bị di động là U và Y. U là viết tắt cho Ultra Low Power còn Y cũng có nghĩa tương tự. Đây là những CPU tiết kiệm năng lượng nhằm tăng thời lượng pin trên thiết bị di động. Một số CPU Y còn có TDP dưới 5W, một con số khác đáng nể. Tất nhiên hiệu năng của những CPU này sẽ không được mạnh mẽ.

Các CPU có ký tự E theo sau, thường là các CPU Xeon sẽ chắc chắn hỗ trợ RAM ECC nhằm đảm bảo dữ liệu không bị hư hại.

Cũng là các CPU Xeon, nhưng lần này là Xeon trên các thiết bị di động hay còn gọi là laptop workstation. Các Laptop này sẽ được trang bị các CPU có ký tự M sau các con số, đó chính là Mobile đấy.

Gần đây nhất, các bạn sẽ nghe đến sự hợp tác giữa Intel và AMD, 2 đối thủ “truyền kiếp” trong lĩnh vực chip bán dẫn. Các CPU Intel có ký tự G sẽ bảo đảm cho bạn một hiệu năng đồ họa tốt đủ dùng với nhân đồ họa RX Vega M từ Radeon (một nhánh của AMD). Các bạn sẽ thấy CPU này trên các máy NUC của Intel hay các thiết bị di động khác.

Các ký tự hiếm gặp hơn là R và C xuất hiện trên nền tảng Broadwell trước đó. R tương tự như H và C tương tự như K ở các thế hệ sau này mà thôi.

Có lẽ bạn tự hỏi tại sao Intel lại không đặt tên cho những CPU của mình một cách dễ hiểu hơn, người dùng đỡ bối rối hơn một chút. Nếu bạn có ý định tìm hiểu về các CPU Intel, hãy truy cập vào đường link sau để bớt phần bối rối hơn nhé!

https://www.intel.ca/content/www/ca/en/processors/processor-numbers.html

Jelly Donuts